Phòng chống bệnh Dại mùa nắng nóng

Thứ ba - 14/05/2024 03:25
Trong những năm gần đây, bệnh dại ở nước ta đã làm chết nhiều người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng,  gây thiệt hại lớn về kinh tế. Địa bàn tỉnh Nghệ An nằm trong nhóm có nguy cơ cao về bệnh dại. Hiện nay, trên địa bàn huyện Diễn Châu đã xuất hiện tình trạng chó cắn người sau đó bị ốm, bỏ ăn và chết, có triệu chứng nghi ngờ bị dại.  Nguy cơ bệnh càng bùng phát bệnh dại rất nhanh khi bắt đầu vào mùa nắng nóng.
Nguyên nhân chủ yếu là do đàn chó nuôi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh Dại triệt để, hiện tượng chó mèo nuôi thả rông không được quản lý là phổ biến. Bên cạnh đó một số bộ phận người dân chủ quan, khi bị chó mèo cắn không đến các cơ sở y tế để tư vấn, tiêm vắc xin phòng bệnh dại, dẫn đến phát bệnh và tử vong. Bệnh dại không có thuốc điều trị mà chỉ phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người.
Để chủ động phòng, chống bệnh Dại, UBND xã thông báo cho toàn thể nhân dân các biện pháp phòng, chống bệnh Dại như sau:
1. Dấu hiệu của chó, mèo bị bệnh Dại:
Chó mắc bệnh dại thường xảy ra ở hai thể:
* Thể điên cuồng:
Chó lên cơn dại dữ dội, mắt đỏ ngầu, cằm trễ, chảy dãi, sùi bọt mép trắng xóa như bọt xà phòng, có bộ mặt đặc trưng trông bất thường, lao như điên vào người để cắn xé thậm chí là chủ nhà.
Chó dại thường sợ gió, sợ nước, và bỏ nhà đi lung tung,  bạ gì ăn đấy,  phát điên nhiều lần trong ngày. Chó mắc bệnh dại sụt cân rất nhanh sau chuyển sang thể bại liệt rồi chết.
* Thể bại liệt – thể dại câm
Nhìn buồn bã, ngơ ngác, bỏ ăn, buồn chồn, chui vào xó tối nằm lì. Sau vài ngày sẽ bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do, không có khả năng cắn người, sụt cân nhanh, nằm lì 1 chỗ rồi chết.
Ở chó con rất ít khi gặp ở thể dại điên cuồng mà thường khi mắc bệnh hay có hành động mơn trớn, buồn bã, liếm chân người sau 3-5 ngày thì chết trong tư thế liệt hoàn toàn. Chứng dại này rất nguy hiểm vì rất khó phát hiện.
Ngoài 2 thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột
Triệu chứng chính của thể  ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày - ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 - 3 ngày thì chết.
2. Phòng chó cắn và bệnh dại:
- Không nên chơi đùa, hay đến gần chó lạ.
- Không lại gần chó có biểu hiện bất thường hoặc tránh xa chó lạ.
- Tiêm phòng văcxin dại cho chó nhà.
- Khi thấy chó có biểu hiện bất thường cần nhốt lại để theo dõi tránh thả rông để chó đi cắn người rất nguy hiểm.
3. Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị chó cắn
Ngay sau khi bị chó cắn nên nhanh chóng cách ly con chó đã cắn người ra một khu vực khác và nhốt lại để theo dõi.
Không nên đánh đập và tìm cách bắt giữ nó ngay lúc đó vì có thể nó sẽ cắn thêm nhiều người nữa trong lúc bị đuổi bắt.
Sau đó tiến hành sơ cứu:
- Trấn an tình thần người bị chó cắn để tránh bị hoảng loạn, lo sợ mắc bệnh dại.
- Quan sát vết thương để biết được mức độ nguy hiểm của nó cỡ nào (có chảy máu không?   Cắn ở đâu?    Sâu hay rộng cỡ nào?).
- Rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn.
- Dùng oxy già hay nước muối để rửa vết thương, rồi dùng bông lau nhẹ nhàng, thấm khô vết thương để sát khuẩn.
- Nâng cao vùng có vết thương để giảm tình trạng chảy máu đồng thời dùng gạc sạch băng vết thương để cầm máu.
- Đưa người bị chó cắn đến cơ sở y tế ngay sau đó để thao dõi trong vòng 48 tiếng (không phân biệt chó nhà hay chó lạ). Không sử dụng thuốc nam để chữa bệnh.
Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm văcxin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày.
Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm văcxin dại ngay Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm văcxin.
Ngoài lây nhiễm bệnh dại, chó mèo còn là vật trung gian truyền nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm khác như sán, ve, vét ….  nên những gia đình có trẻ em nên hạn chế nuôi chó mèo. Tuyệt đối không cho trẻ ôm, hôn, chọc phá, trêu ghẹo, trêu đùa chó mèo vì chúng chứa rất nhiều chất bẩn, viruts, vi khuẩn lây bệnh.
4. Trách nhiệm của chủ nuôi chó:
- Chấp hành nghiêm việc tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó theo định kỳ và tiêm bổ sung của UBND xã, lưu giữ giấy chứng nhận tiêm phòng và xuất trình khi có yêu cầu.
- Đăng ký việc nuôi chó và ký cam kết việc nuôi chó với UBND xã qua thôn trưởng.
- Thường xuyên xích chó, nhốt chó trong khuôn viên gia đình, đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây xích, rõ mõm và có người dắt.
- Khi phát hiện vật nuôi có các biểu hiện bất thường như hung dữ, cào cấu, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, hàm trễ, tru lên từng hồi, cắn người hay động vật khác... thì phải cách ly và báo ngay cho thôn trưởng hoặc công chức Địa chính NN xã để liên hệ Trung tâm dịch vụ NN huyện để lấy mẫu xét nghiệm bệnh Dại.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây