Tăng cường thực hiện phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, động vật thủy sản

Chủ nhật - 07/01/2024 23:14
1. Đối với đàn vật nuôi:
- Tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm hợp lý và thực hiện các biện pháp chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong mùa mưa rét như sau:
+ Dự trữ đầy đủ thức ăn trong mùa đông như: Thức ăn tinh (Ngô, lúa, cám, khoai…), Thức ăn thô, khô : Rơm, rạ, rau, thân lá ngô phơi khô hoặc ủ chua, trồng thêm ngô dày hoặc cỏ để thêm nguồn thức ăn xanh, khoáng, vitamin để cung cấp cho gia súc trong mùa rét.
+ Tu sửa, che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, đảm bảo nền chuồng ấm, sạch, khô ráo. Dự trữ củi, trấu, mùn cưa... để đốt, sưởi cho gia súc vào ngày rét đậm, rét hại.
+ Trong những ngày mưa rét kéo dài, những ngày rét đậm dưới 120 C, không chăn thả trâu, bò ngoài đồng mà nuôi nhốt tại chuồng, bổ sung thức ăn tinh, muối, nguồn nước ấm, bổ sung vitamin, khoáng để tăng cường sức đề kháng cho đàn gia súc.
+ Thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại, rải vôi bột,  xử lý chất thải chăn nuôi, làm sạch môi trường nuôi, thực hiện tốt theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.
- Các hộ chăn nuôi khi xuất nhập gia súc, gia cầm phải khai báo cho thôn trưởng.  
- Thực hiện nghiêm túc 5 không: Không dấu dịch; không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; không vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bị bệnh; không giết mổ và ăn thịt gia súc, gia cầm ốm chết hoặc không rõ nguồn gốc; Không vứt xác gia súc, gia cầm, thủy sản ốm chết ra môi trường xung quanh.

- Các hộ kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn phải đảm bảo sạch sẽ, không giết mổ gia súc bị bệnh, ốm chết. Không kinh doanh gia súc, gia cầm từ những vùng có dịch bệnh. Chỉ được bán thịt lợn, sản phẩm từ lợn, thịt gia cầm có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, xuất trình đầy đủ giấy tờ khi được UBND xã yêu cầu. Nếu trường hợp đoàn đi kiểm tra, mà hộ kinh doanh có bán thịt lợn, sản phẩm từ lợn, thịt gia cầm không xuất trình được giấy tờ, thịt không có dấu kiểm dịch của cơ quan chuyên môn sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.
2. Đối với thủy sản:
- Tuyệt đối không xả thủy sản nuôi bị chết, nước nuôi chưa qua xử lý ra môi trường, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Duy trì mức nước ao nuôi đảm bảo độ sâu 1,5 – 2m để ổn định nhiệt độ nước.
- Thả bèo tây trên mặt ao từ ½ - 2/3 diện tích mặt ao nuôi cá về phía bắc (bèo được gom vào 1 góc ao tránh thả tràn lan che kín hết mặt ao, làm giảm độ thoáng của ao ảnh hưởng đến thiếu oxy).
- Thả sọt đan bằng tre, nứa, bên trong sọt có búi rơm tạo giá thể (đã xử lý bằng nước vôi) để thủy sản trú ẩn tránh rét, sọt được để ở phía bắc ao nuôi.
- Cho ăn đủ lượng, không dư thừa, thường xuyên bổ sung Vitamin C, khoáng để tăng cường sức đề kháng. Khi nhiệt độ xuống dưới 150C thì ngừng cho cá ăn.
- Theo dõi các yếu tố môi trường, điều chỉnh chất lượng nước đảm bảo theo kỹ thuật. Quan sát hiện tượng bất thường, xác định nguyên nhân, xử lý kịp thời. Không kéo lưới kiểm tra hoặc thu tỉa khi thời tiết rét đậm, rét hại.
- Đối với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, nên thu hoạch để tránh rủi ro khi thời tiết xấu.
- Nếu cá, tôm bị bệnh, tiến hành cách ly, thu dọn thủy sản chết, tiêu hủy theo đúng quy định.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây